Phương pháp tăng cân cho người bị tiểu đường?

Những phương pháp tăng cân cho người bị tiểu đường thường có đòi hỏi gắt gao và khó áp dụng hơn bình thường. Chính vì vậy, để tăng cân hiệu quả và an toàn, người bệnh phải hết sức chú ý tới phương pháp tăng cân và phải thực hiện nghiêm ngặt để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường luôn trong tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều nhưng mà vẫn sút cân nghiêm trọng. Bởi vì lượng insulin không đủ, nên máu của người bệnh không thể sử dụng lượng đường có trong máu để tổng hợp protein và sử dụng chất béo một cách triệt để nên mới dẫn đến giảm cân nhanh.

Xác định lượng calo cơ thể cần

phuong-phap-tang-can-cho-nguoi-bi-tieu-duong

Để duy trì cân nặng hiện tại ( bạn có thể dùng máy tính để tính toán chính xác ) hoặc tính theo công thức sau để xác định lượng calo cơ thể cần:

– Nữ : 655 + (4,35 x cân nặng) + (4,7 x chiều cao) – (4,7 x tuổi)

– Nam : 66 + (6.23 cân nặng) + (12,7 x chiều cao) – (6,8 x tuổi).

– Nhân kết quả 1,2 nếu bạn ít vận động, 1.375 nếu hoạt động nhẹ, 1.55 nếu bạn là hiếu động; 1,725 nếu hoạt động tích cực, và 1,9 nếu hoạt động nhiều (rất nhiều)

– Cộng kết quả cuối cùng với 500 để biết lượng calo bạn cần cung cấp để tăng cân.

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong cơ thể

Việc theo dõi lượng đường trong máu sẽ giúp bạn có những bước thay đổi trong quá trình bổ xung năng lượng vào cơ thể. Lượng đường bình thường là từ 70 đến 200 mg / dL. Nếu lượng đường cao hơn  có nghĩa là bạn không có đủ insulin để chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Nếu lượng đường thấp hơn có nghĩa là bạn đang đưa ra cho mình quá nhiều insulin.

Duy trì mức độ insulin

Để duy trì insulin ở mức trung bình để việc chuyển hóa năng lượng trong cơ thể ổn định hơn. Có thể tiêm thêm insulin hay cách để làm giảm lượng insulin thoát ra.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Để tăng cân an toàn và hiệu quả, bạn cần phải cung cấp thực phẩm sao cho đảm bảo đủ carbohydrate cho cơ thể . Carbohydrate chuyển đổi dễ dàng để cung cấp đủ lượng đường trong máu. Nếu bạn không có đủ insulin thì nặng lượng sẽ không đủ cung cấp cho cơ thể.

– Ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp. Như ngũ cốc và các loại thịt nạc, đậu đỗ, rau,….Hạn chế các thực phẩm gây tăng đường như chè, kem, nước ngọt, … các loại trái cây ngọt như xoài, nhãn, vải, sầu riêng, … Hạn chế các món ăn nhiều chất béo đặc biệt là da và lòng động vật.

– Ăn nhiều bữa ăn nhỏ một ngày. Ăn nhiều bữa ăn đảm bảo nhận được lượng calo bạn cần và giúp bạn giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định. Ngoài 3 bữa chính còn có thêm 1 – 2 bữa phụ, trong bữa phụ có thể dùng sữa dành cho người tiểu đường và các loại trái cây ít đường như bưởi, táo, thanh long, …

– Bổ sung thêm thực phẩm chức năng có lượng dinh dưỡng phù hợp như tảo Mặt trời spirulina. tảo spirulina được tổ chức Y tế thế giới công nhận là thực phẩm vàng của thể kỷ 21 bởi lượng dinh dưỡng dồi dào có trong tảo, tới hơn 100 chất dinh dưỡng tự nhiên. Đặc biệt phải kể đến lượng đạm toàn tính cao (tới 65%) và chât GLA – có tác dụng kích thích tạo ra prostaglandin, là hormone chỉ đạo điều tiết mọi tế nào của cơ thể.

phuong-phap-tang-can-cho-nguoi-bi-tieu-duong 2

Tập thể dục thường xuyên

Bạn có thể vận động nhẹ hoặc vận động nhiều tùy theo mức độ của bệnh án. Trong quá trình luyện tập bạn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp để bù đắp lại năng lượng cơ thể bị hao hụt.

Nếu bạn kiên trì áp dụng những bí quyết trên thì việc tăng cân không còn là điều khó thực hiện nữa. Chúc bạn thành công!

Theo vnexpress